CÂY CON KHỈ
Từ một hiệu quả điều trị cho một bệnh nhân bị ung thư gan, sau khi các loại thuốc đã bó tay, khi được ăn những lá tươi xanh người bệnh đã có những chuyển biến bất ngờ. Nhiệt độ từ 39,5 độ C hạ xuống còn 37 độ, cơn đau chưa hẳn, nước da bớt vàng, bụng nhỏ lại, người nhẹ nhàng, bệnh nhân có thể ngồi dậy tiếp chuyện.
Cái gì có khả năng làm chuyển bệnh nhanh như vậy, biểu hiện công hiệu của thuốc như sau:
Sau khoảng từ 20 phút đến một giờ thuốc
có tác dụng. Nếu ăn 5 lá giảm đau được 3 giờ, 7 lá giảm đau được 5 giờ,
tương đương với một liều thuốc đặc trị.
Thực tế ấy làm cho gia đình người bệnh
ngạc nhiên, phấn khởi nhưng với lòng luyến tiếc bởi nếu dùng thuốc sớm
hơn thì kết quả có thể hy vọng cứu được người bệnh.
Dùng lá trong lúc bệnh tình đã đến giai
đoạn cuối nhưng gây được chuyển biến như vậy thì thật tuyệt vời. Ðó là
cây “Hoàn Ngọc”, Cây thuốc cực kỳ quý giá. Một món quà thiên nhiên tặng
cho con người. Xuất xứ cây này được gọi là cây “con khỉ” vốn là vì khỉ
ăn chữa khỏi bệnh thủng ruột, nhưng sau đổi thành “Hoàn Ngọc” vì đã
trả lại cho chú bé hòn dái bị biến mất do trò chơi nghịch đá vào bìu
nhau.
Cây thuốc rất đa năng. Từ hồi phục trạng
thái của cơ thể khỏe mạnh đến các bệnh thông thường cũng như hiểm
nghèo. Cây thuốc như cứu tinh trong nhiều trường hợp thúc bách, không
rõ nguyên căn, nhưng sau khi ăn, diễn biến của bệnh tương tự như một
hành động điều trị, điều chỉnh trạng thái cơ thể, chỗ nào yếu điều trị
chỗ đó.
Có thể nêu cụ thể tác dụng cây thuốc như sau:
1. Khôi phục sức khỏe cho người ốm yếu,
mệt mỏi, người già, suy nhược thần kinh, làm việc quá sức, khủng hoảng
về tinh thần và thể lực.
2. Cảm cúm nhiệt độ cao, rối loạn tiêu hóa.
3. Chấn thương chảy máu, dập gãy cơ thể, dùng như nước uống và thuốc đắp. Ðặc biệt hiệu nghiệm với vết thương sọ não.
4. Khi bị nhiều bịnh một lúc như: Bệnh đường ruột, cảm cúm, gan, thận . . .
5. Ðau dạ dầy, chảy máu đường ruột, lở loét hành lá tràng, viêm loét đại tràng, trĩ nội.
6. Ðau gan sơ gan cổ trướng.
7. Viêm thận, viêm đường tiết niệu, đái
ra máu, đái buốt, đái dục, đái gắt, bìu đau nhức. Sau khi uống hoặc ăn
150 lá đến 200 lá khỏi hẳn, tràn dịch màng phổi đều tốt.
8. Ðau bên trong không rõ nguyên nhân.
9. Ðau mắt đỏ, mắt trắng, đau ứ máu.
10. Phụ nữ đang cho con bú bị sa dạ con cũng ăn lá thuốc không ảnh hưởng gì đến sữa.
11. Ðối với người có bệnh huyết áp cao
hoặc thấp ăn lá thuốc đều có hiệu quả, ổn định được thần kinh, rối loạn
thần kinh thực vật đều chữa khỏi.
12. Có thể dùng cho chó Nhật như đẻ một ngày cho ăn lá sạch ngaỵ Gà chọi sau khi chọi cho ăn lá nó khôi phục sức gấp 3 lần.
Theo tôi dùng chữ “thần dược” với cây
thuốc nầy cũng không quá , là một nhà nghiên cứu tôi muốn đặt câu hỏi
tại sao? để chúng ta bàn luận. Tại sao khi ăn thuốc có khả năng hiệu
chỉnh làm cơ thể ổn định ? có lẽ nhờ phân tích hóa chất gì đó đã tạo
nên những hiệu quả như vậy.
Chúng ta tốn rất nhiều thời gian và phải
có thí nghiệm tốt. Theo kinh nghiệm trong dân gian, ta hãy rút ra từ
thực tế. Ví dụ: Suy nhược thần kinh nặng, huyết áp cao, huyết áp thấp,
đái ra máu, đái gắt đều chữa được rất nhanh chóng có những bệnh xem như
đối lập nhau cho một loại thuốc nhưng ngược lại thuốc vẫn chữa được
phải chăn theo quy luật bảo toàn, cơ thể con người có khả năng bảo tồn
lấy sức khỏe nên đã tự động tăng sức đề kháng hoặc tự điều chỉnh, tự
cân bằng tương đối để thắng bệnh tật. Do đó hầu hết các bệnh đều tự
khắc phục được.
Ở đây, khi ta dùng “Hoàn ngọc”, lá thuốc
này có tác dụng chữa bệnh như châm cứu, tức là tự động điều chỉnh lại
cơ thể nhưng hoàn toàn tự động hoá để khắc phục bệnh tật do tự tác
dụng, tự cân bằng âm dương. Vì vậy cây cỏ có tên là “Nhật Nguyệt”.
Chính vì thế mới có khả năng chữa nhiều bệnh cùng một lúc như vậy.
Chính từ những suy nghĩ đó, chúng tôi đã vận dụng để chữa được rất
nhiều bệnh và phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên với từng người còn phải có
liều lượng cho phù hợp do tính chất cân bằng âm dương và hàn nhiệt của
từng người.
Về hình thức cây thuốc:
Ðây là loại cây lá dài nhọn, mặt sau hơi
nhạt, hình lá tương tự màu cây, cây cứng không có hoa, cây có lá mọc
đối xứng, kẻ lá chồi cành cây chúc ngược lên, lá nó không bền mà chỉ
vàng một chút là rụng ngay. Cây có sức sống khỏe như cành mọc thẳng,
nhân giống chủ yếu bằng ngọn cây cắm xuống đất.
Cách dùng và liều lượng:
- Người ta dùng lá tươi là chủ yếu, lá tươi ăn ngay hoặc lấy nước uống, nấu chín lá ăn như canh.
- Do tác dụng chủ yếu là chất nước trong
lá, nên vỏ cây hoặc vỏ rễ có thể ngâm bằng rượu hoặc nấu lấy nước. Lá
tươi không có mùi vị dể ăn, liều lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào từng
người. Thông thường nên ăn từ 1- 7 lá và ăn nhiều lần. Mỗi lần không
quá 10 lá. Uống quá liều có thể phản ứng nhẹ như người bị choáng váng
nhưng chỉ sau 10 – 15 phút là khỏi.
- Các số liệu sau đây là phổ biến: (trừ ngoại lệ)
- Ðau dạ dầy do bị loét, viêm: ăn 2 lần/ngày. Mỗi lần không quá 7 lá. Khoảng 50 lá là khỏi.
- Chảy máu đường ruột: Uống lá tươi hoặc lá đã nát, dùng 7–10 lá. Khoảng 1-2 lần là khỏi.
- Viêm đại tràng co thắt: Ăn như trên 100 lá, kết hợp ăn lá mơ lông trong bữa ăn. Ăn từ 1 đến 2 tháng.
- Viêm gan, sơ gan cổ trướng: Ngày ăn 2-3 lần, mỗi lần 7 lá dùng khoảng 150 lá.
- Ðau thận, viêm thận, đau thường xuyên: Dùng không quá 50 lá, chỉ khoảng 30 lá là dứt cơn đau, ngày 3 lần, mỗi lần 3-7 lá.
- Tả lỏng, đi lỵ, rối loạn tiêu hóa: 7-15 lá, dùng 2 lần là khỏi.
- Mệt mỏi toàn thân: 3-7 lá, ăn 2 lần.
- Ðái gắt, đái buốt, đái dục, đái ra máu: Ăn từ 14-21 lá hoặc dã nát uống nước đặc.
Chữa bệnh gà dùng 1-3 lá, gà chọi sau
khi chọi 1-3 lá. Chó cảnh đẻ ăn 1 lá sau 1 ngày đẻ là mạnh ngay. Ðau
mắt đỏ, mắt trắng, ứ máu trong mắt lấy 3 lá đắp vào mắt sau một đêm là
khỏi.
Làm thuốc là để tự cứu lấy mình và cứu
người khi có điều kiện. Ðây là những kinh nghiệm của bản thân tôi, tôi
không dám phổ biến sợ người hiểu biết hơn cho là hồ đồ. Song nếu các
bạn thu kết quả gì đó thì lấy đó làm kinh nghiệm. Mặt khác khi thu được
kinh nghiệm thì nên trao đổi.
Thói quen nhấm nháp một số loại cây, lá
tự nhiên để phòng và tự chữa bệnh của loài khỉ đã dạy cho con người
biết thêm nhiều bài thuốc quý chữa các bệnh về nhiễm trùng, tiêu hoá,
thậm chí ngừa thai. Một ngành khoa học mới mang tên Zoo-pharmacognosie
ra đời, chuyên nghiên cứu khả năng tự chăm sóc của động vật bằng cây
thuốc tự nhiên.
Trong một khu rừng ở Tanzania, nhà nhân
chủng học Richard Wrangham, Đại học Harvard, Mỹ, nhận thấy các con khỉ
thường nhấm nháp lá cây Aspilia (thuộc họ hướng dương). Ông nếm thử thì
thấy có vị đắng. Đem về phòng thí nghiệm phân tích thấy chứa nhiều
chất Thiarubrine A- một chất có tác dụng chống nhiễm vi khuẩn và ký
sinh trùng. Cây Aspilia đã được ghi nhận trong nhiều dược điển của các
quốc gia. Lá và rễ của 7 chủng loại cây Aspilia được dùng sản xuất
nhiều loại dược phẩm chữa trị vết thương, ho, sốt, đau dạ dày.
Còn Machael Huffman, nhà khoa học thuộc
Đại học Tổng hợp Tokyo, cũng từng chứng kiến một con khỉ sắp chết đã
lấy hết sức tàn để gặm liên tục một thân cây Vermonia amydalina, ngày
hôm sau con khỉ đó đã khỏe hơn nhiều. Vì vậy, người Tanzania có truyền
thống dùng cây này như một loại kháng sinh chữa các bệnh đường tiêu
hóa.
Thực tế cho thấy, khỉ thường ăn lá sung
có chất chống nấm. Mùa đông đến, khỉ châu Phi ăn các lá cây có tác dụng
chống lạnh, viêm phổi. Giả thuyết của nhà nghiên cứu Karen Strier về
giống khỉ cái ở Brazin biết cách hạn chế sinh đẻ, tránh thai bằng cách
ăn một loại lá cây giàu chất isoflavonoides đến nay tuy chưa được khẳng
định, nhưng được nhiều nhà linh trưởng học đồng tình.
Một số loài khỉ ở Costa Rica còn biết
cách chọn sinh con đực hay cái theo ý muốn bằng cách hai vợ chồng khỉ
tìm ăn những loại cây giàu chất kiềm, chất toan, phù hợp với một số
sách hướng dẫn muốn sinh con gái thì mẹ nên ăn nhiều chất kiềm (âm
tính), và muốn sinh con trai thì ăn nhiều chất toan (dương tính).
Ở Việt Nam, những năm trước đây đã từng
xuất hiện cơn sốt về “cây con khỉ”, với những tên gọi khác như xuân
hoa, hoàn ngọc… được quảng cáo là khi bị bệnh loài khỉ thường tìm những
cây này để ăn. Tính chất, công dụng của loại cây này là chống viêm nói
chung, chủ yếu là viêm nhiễm đường ruột. Tuy nhiên, không nên dùng bừa
bãi vì phân biệt loại cây này không đơn giản, người không hiểu biết về
thảo dược có thể bị các lang băm lừa bịp, tiền mất tật mang.
Cây hoàn ngọc còn có tên là cây con khỉ,
họ Ô rô (Acantaceae). Có 2 loại là hoàn ngọc đỏ (Pseuderanthemum
bracteatum) và cây hoàn ngọc trắng (Pseuderanthemum palatiferum).
Cây hoàn ngọc đỏ
Cây hoàn ngọc đỏ còn có tên cây xuân hoa
lá hoa, là cây bụi, cao từ 0,6 – 1,5m, sống nhiều năm. Khi còn non,
thân trơn nhẵn, mầu hơi vàng hồng, lá đơn, nguyên, mọc đối, cuống lá
dài, phiến lá hình mũi mác. Những lá non, ở ngọn có mầu nâu hoặc hơi
vàng đỏ, phủ một lớp lông rất mịn. Lá già màu xanh, mặt trên xanh đậm
Cây hoàn ngọc trị bệnh đường ruột, mặt dưới xanh nhạt. Cụm hoa dạng
bông, mọc ở kẽ lá hay đầu cành, tràng hình ống, mau tím nhạt. Cây mọc
phổ biến ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng: Thái Bình, Nam Định, Hưng
Yên, Hải Dương… Lá non nhấm có vị chát se, hơi chua, thường được dùng
ăn kèm với thịt, cá như một loại rau gia vị để giúp cho việc tiêu hóa
tốt, tránh đầy bụng, sôi bụng, đau bụng.
Khi cây bắt đầu ra hoa vào tháng 12 đến
tháng 2 năm sau, người ta cắt lấy phần trên mặt đất, gồm các cành non
và lá, rửa sạch phơi khô. Khi dùng cần cắt ra từng đoạn 5 – 7cm, sao
vàng.
Hoàn ngọc đỏ có thể dùng để trị các bệnh
viêm ruột cấp mạn tính, thuộc thể hàn: đau bụng, quặn bụng, sôi bụng,
đầy hơi, đi ngoài phân sống nát, trĩ, đi ngoài ra máu. Ngoài ra còn có
tác dụng cầm máu vết thương, lấy lá tươi, rửa sạch, giã nát đắp và băng
chặt vào chỗ vết thương chảy máu. Song song có thể dùng lá tươi giã
nát vắt lấy nước uống, hoặc sắc lá khô để uống khi bị chảy máu. Có thể
dùng riêng hoàn ngọc đỏ với liều 20 – 40g/ngày, sắc uống trị các bệnh
đường ruột nói trên. Hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác, như hoàn
ngọc đỏ 16g, nam mộc hương 12g, hậu phác 12g, trần bì 10g, thương truật
10g, sắc uống, ngày một thang. Uống liền 3 tuần lễ.
Cây hoàn ngọc trắng
Cây hoàn ngọc trắng còn gọi là cây xuân
hoa, cũng thuộc loại cây bụi, phân nhiều cành, có chiều cao khoảng 1-
2m, lá mọc đối, hình mũi mác, đầu lá nhọn, thường xuyên xanh cả hai
mặt. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành có mầu trắng pha tím. Khi nhấm,
lá có dịch nhầy nhớt. Vị thuốc là lá của cây hoàn ngọc trắng. Hoàn ngọc
trắng cũng mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc. Hoàn ngọc
trắng cũng được dùng để trị các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa, rối
loạn tiêu hóa… Trên thực tế, hoàn ngọc trắng dùng trị viêm đại tràng
thể nhiệt, tốt hơn như táo bón, đau bụng, trĩ xuất huyết. Có thể dùng
lá tươi, rửa sạch, ăn sống hoặc sắc lấy nước uống, ngày 8-10g.
Để trị viêm loét dạ dày, tá tràng, xuất
huyết đường tiêu hóa, trĩ nội, có thể dùng hoàn ngọc trắng, ngày 2 – 3
lần, mỗi lần 8 – 10g. Dùng liền 2 tuần lễ.
Ngoài ra có thể dùng trị các vết thương
khi té ngã bị chảy máu, tụ máu, lở loét… Lấy lá tươi, rửa sạch, giã
dập, đắp bó vào nơi bị đau.